Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

Xử phạt xe không lắp thiết bị định vị

Từ ngày 30/6, Nghị định 33 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 34 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực. Theo đó, sẽ bổ sung và tăng nặng mức xử phạt với một số hành vi như lái xe đầu kéo không có bằng FC; sử dụng còi có âm lượng vượt quá mức quy định; lái xe quá khổ, quá tải không có giấy phép...
Bổ sung hành vi, tăng nặng mức xử phạt

Cách đây hơn 1 năm, Nghị định 34/CP ra đời thay thế Nghị định 146/CP đã tăng chế tài xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ nhằm bảo đảm TTATGT, hạn chế TNGT và ùn tắc giao thông. Về cơ bản Nghị định 34/CP đã góp phần giáo dục nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông, đặc biệt là các đô thị lớn, bởi các đô thị như Hà Nội, TP.HCM áp dụng mức xử phạt cao hơn nhiều lần so với các địa phương khác. 

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị định 34 có một số điểm chưa phù hợp với thực tế trong công tác bảo đảm trật tự ATGT, do đó, Bộ GTVT đã đề xuất và Chính phủ đồng ý thay đổi một số điểm cho phù hợp. Theo đó, bắt đầu từ 30/6/2011, bỏ quy định xử phạt 300 -500 ngàn đồng đối với người điều khiển ôtô lắp còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe.
Thay vào đó là tăng mức phạt tiền lên 2-3 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng quy định. Hành vi chở hàng vượt quá khổ giới hạn của cầu, đường, nhưng không có giấy phép lưu hành cũng bị phạt từ 3 đến 5 triệu đồng. Đối với người điều khiển ôtô đầu kéo rơ moóc không có giấy phép lái xe hạng FC bị xử phạt kể từ ngày 1/7/2011 với mức phạt từ 2 đến 3 triệu đồng. Nghị định 33 cũng quy định lùi thời hạn xử phạt đối với các phương tiện không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe, hoặc thiết bị không hoạt động đến ngày 1/7/2013 và mức xử phạt sẽ là từ 2 triệu đến 3 triệu đồng.
Ngoài ra, Nghị định 33 bổ sung thêm mức phạt từ 300 - 500 ngàn đồng với xe khách không có dụng cụ thoát hiểm hay thiết bị phòng cháy, chữa cháy...
Tăng cường tuần tra, kiểm soát
Theo đại tá Vũ Đỗ Anh Dũng, Cục trưởng Cục CSGT ĐB-ĐS, song song với các chuyên đề đang được CSGT công an các địa phương tiến hành, Cục đã quán triệt và thông báo những điểm mới trong Nghị định 33 của Chính phủ để cán bộ chiến sỹ thực hiện. Trên các tuyến QL1, 5, 51, 18... Cục đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện kỹ thuật cùng với công an các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam... tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự ATGT.
Các đối tượng được tăng cường kiểm soát là xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa, xe vận tải container và xe mô tô vi phạm tốc độ, tránh vượt sai phần đường, làn đường, chở quá tải, chở quá số người, dừng, đỗ, đón trả khách sai quy định. Cảnh sát giao thông cũng xử phạt nghiêm các trường hợp lái xe có nồng độ cồn vượt quy định; điều khiển xe không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; sử dụng giấy phép lái xe giả, không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy....
CSGT đang xử lý phương tiện vi phạm trên đường Kim Mã, Hà Nội
Đặc biệt, trong các đô thị lớn, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ tập trung vào các chuyên đề như: kịp thời giải quyết ùn tắc giao thông; phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các vụ tụ tập, đua xe trái phép, chống lại CSGT trong khi làm nhiệm vụ; xe đi vào giờ cấm, đường cấm; xe không có đầy đủ trang thiết bị an toàn.
Ông Lê Hồng Việt, Phó chánh Thanh tra Sở GTVT TP.HCM cũng cho biết, sau khi Nghị định 33 có hiệu lực, Thanh tra giao thông Sở GTVT TP.HCM đã triển khai các nội dung mới đến các đơn vị trên địa bàn TP. Tuy nhiên, những vấn đề vướng mắc trong Nghị định 34 như mức xử phạt tăng nặng đối với các hành vi lấn chiếm lòng lề đường, xử phạt người đi bộ... thì Nghị định 33 vẫn chưa có bổ sung hoặc thay đổi. Việc xử phạt hành vi sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định, uống rượu bia khi tham gia giao thông... hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do lực lượng chức năng hiện tại vẫn chưa được trang bị đầy đủ các phương tiện cần thiết để thực thi nhiệm vụ.
Khánh Hà - Phan Tư
Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình
Đến giờ G, doanh nghiệp vận tải lại xin lùi
Từ 1/7/2011, xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 500km trở lên, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, vận tải hàng hóa bằng container phải lắp đặt thiet bi dinh vi oto theo Nghị định 91/2009/NĐ-CP. Tuy chỉ còn vài ngày nữa là đến giờ G nhưng theo ghi nhận của PV gần như tất cả doanh nghiệp đang “ngồi chờ” xem có được lùi thời hạn lắp đặt hay không?
Gần đây nhất, ngày 23/6/2011, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đã có Văn bản số 51 gửi Bộ trưởng Bộ GTVT đề nghị sửa đổi quy định lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GSHT).
Theo Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, “việc gắn thiết bị GSHT là hoàn toàn cần thiết vì nó giúp cho các doanh nghiệp vận tải ô tô có thể quản lý một cách chặt chẽ các hoạt động vận tải trên đường, do đó có thể góp phần giảm TNGT”, tuy nhiên, Hiệp hội cho rằng, các văn bản quy phạm pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của thiết bị cũng như hướng dẫn thực hiện quy chuẩn được ban hành sát với thời hạn 1/7 đã gây nhiều khó khăn, lúng túng cho các doanh nghiệp vận tải.
Họ không đủ thời gian để lựa chọn những thiết bị có chất lượng và giá thành hợp lý cũng như thời gian để tổ chức bộ máy quản lý, khai thác thiết bị GSHT. Cùng với đó “trong thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp vận tải đang gặp nhiều khó khăn về tài chính”. Vì vậy, Hiệp hội đã đưa ra 3 đề xuất. Thứ nhất, được lùi thời hạn lắp đặt thiết bị GSHT.
Thứ hai là nếu có doanh nghiệp chưa kịp lắp đặt thiết bị GSHT và thiết bị cảm biến tải trọng thì vẫn được cấp giấy phép kinh doanh vận tải và chậm nhất trước ngày 1/7/2013 phải hoàn tất lắp đặt thiết bị GSHT. Thứ ba, Hiệp hội đề nghị Bộ GTVT cho phép những doanh nghiệp đã lắp thiết bị cũ được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết khấu hao để tránh lãng phí.
Tuy nhiên, theo ý kiến của một số chuyên gia, Nghị định 33/2011/NĐ-CP lùi thời hạn xử phạt đến 1/7/2013 đã giảm bớt áp lực cho cả cơ quan quản lý lẫn doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thiết bị, do đó không nên lùi thời hạn lắp đặt thiết bị GSHT.
Doanh nghiệp vận tải có thể giám sát việc tuân thủ Luật Giao thông của lái xe thông qua thiết bị GSHT
Việc Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đề nghị cho phép những doanh nghiệp vận tải đã lắp đặt thiết bị cũ được tiếp tục sử dụng, không cần phải nâng cấp hay thay mới để đáp ứng đủ các tiêu chí như Nghị định 91 yêu cầu sẽ tạo khe hở cho những thiết bị không hợp quy len lỏi vào thị trường một cách hợp pháp. Bởi vì cho đến nay, chưa có một con số thống kê cụ thể nào về số lượng xe ô tô đã lắp đặt thiết bị GSHT. Do đó, không thể tránh được việc doanh nghiệp vận tải và doanh nghiệp kinh doanh thiết bị “bắt tay” nhau để lắp đặt thiết bị không hợp quy. Như vậy, đồng nghĩa với việc Thông tư 08 của Bộ GTVT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của thiết bị GSHT sẽ không còn ý nghĩa.
Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị và công nghệ tự động Tân Á Châu (NASIA) Nguyễn Bá Tuấn cho rằng, trong khi các doanh nghiệp sản xuất thiết bị GSHT cố gắng để có thiết bị hợp quy như thời hạn quy định thì một số doanh nghiệp vận tải lại xin lùi thời hạn lắp đặt và được sử dụng thiết bị không hợp quy. Như vậy là không công bằng đối với doanh nghiệp sản xuất thiết bị.
Theo một số doanh nghiệp vận tải lớn đã lắp đặt thiết bị, việc nâng cấp thiết bị để đúng theo yêu cầu của Nghị định 91 không có gì đáng băn khoăn. Những doanh nghiệp này đã có hợp đồng nâng cấp mới thiết bị với doanh nghiệp cung cấp thiết bị với mức giá “chấp nhận được”.
Ông Tạ Công Thuận - Giám đốc Công ty TM Điện tử Vinh Hiển cho biết: “Những khách hàng đã sử dụng thiết bị do Vinh Hiển sản xuất gần 5 năm nay đang được chúng tôi nâng cấp thiết bị GSHT đảm bảo đúng như quy chuẩn quốc gia”. Giá của mỗi thiết bị nâng cấp mới không đến 800 nghìn đồng tùy số lượng thiết bị của doanh nghiệp và thời gian khấu hao thiết bị. Theo tìm hiểu của phóng viên, trừ một số doanh nghiệp vận tải lớn đang tiến hành nâng cấp thiết bị, rất ít doanh nghiệp mới tiến hành lắp đặt thiết bị GSHT trong những ngày cận giờ G này.
Thanh Thúy
Từ ngày 01/7/2011: Xử phạt lái xe đầu kéo không có bằng FC
Sau khi Chính phủ đồng ý lùi thời điểm xử phạt 1 năm, theo quy định mới, kể từ 1/7/2011, lái xe đầu kéo không có bằng FC sẽ bị xử phạt từ 2 -3 triệu đồng. Đến thời điểm hiện nay, số lượng lái xe được cấp bằng FC đã lên tới hơn 32 ngàn người. Sẽ khó có khả năng xảy ra đình trệ trong vận tải hàng hóa do thiếu lái xe chưa có bằng đủ tiêu chuẩn.
Không thiếu lái xe có bằng FC
Theo Luật GTĐB mới sửa đổi, người điều khiển xe sơ - mi rơ - móoc (SR) phải có bằng FC. Và 1/7/2011 là thời điểm để tất cả lái xe SR phải có bằng (GPLX) FC thay vì bằng C, D, E như trước. Cũng từ 1/7/2011, theo Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực GTĐB: người không có GPLX hạng FC (mà chỉ có GPLX hạng C, D, E) điều khiển xe SR sẽ bị phạt từ 2-3 triệu đồng, vì “có GPLX nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển”.
Theo thống kê của Tổng cục ĐBVN, cả nước có 25.480 xe SR đang hoạt động. Đến nay, Tổng cục đã cấp ra 32.519 GPLX FC, đạt tỉ lệ 1,2 GPLX hạng FC/1 xe đầu kéo.
Ông Nguyễn Văn Quyền - Phó cục trưởng Tổng cục ĐBVN cho biết: Đến sát thời điểm 1/7/2011 này, các địa phương có nhu cầu vận tải hàng container lớn, tập trung số lượng lớn phương tiện SR đều đã đạt tỉ lệ cấp GPLX hạng FC/số phương tiện đầu kéo lớn hơn 1/1 như TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cũng cho rằng, tỉ lệ này đáp ứng được yêu cầu về số lượng người lái xe có bằng lái hạng FC trong điều kiện hiện nay. Trao đổi với PV, giám đốc nhiều doanh nghiệp vận tải cho biết họ đã gấp rút chuẩn bị lực lượng lái xe đủ tiêu chuẩn để không bị đình trệ hoạt động từ 1/7 này.
Ông Hoàng Quang Ngọc, Giám đốc Công ty Vận tải Hoàng Hà (Hà Nội) khẳng định: “Toàn bộ lái xe điều khiển xe SR của Công ty đã được nâng hạng GPLX lên hạng FC. Nếu không có đủ lái xe có bằng, chắc chắn đơn hàng sẽ bị ảnh hưởng nên chúng tôi đã thực hiện nghiêm túc quy định mới này của Chính phủ”.
Chương trình đặc biệt nâng hạng lên FC
Để giải quyết nâng hạng GPLX lên FC cho người đã có GPLX hạng C, D, F đang điều khiển xe SR, Bộ GTVT đã tiến hành một chương trình đặc biệt cho những lái xe có thâm niên (theo Quyết định số 977/QĐ-BGTVT ngày 15/4/2009).
Chương trình này, được tiến hành từ tháng 4/2009 đến nay đã được Tổng cục ĐBVN, các sở GTVT triển khai nhanh chóng và được các cơ sở đào tạo lái xe hưởng ứng tích cực. Ngay sau khi có Quyết định số 977, Tổng cục ĐBVN đã tiến hành tập huấn cho đội ngũ giáo viên và sát hạch viên lái xe FC, chỉ đạo các sở GTVT cho đầu tư đủ xe và sân bãi sát hạch. Cả nước có 35 cơ sở đào tạo đáp ứng được yêu cầu đào tạo hạng FC và 23 trung tâm sát hạch có đủ điều kiện sát hạch hạng FC. Thời gian bắt buộc đối với các đối tượng phải qua các khóa học lý thuyết hiện cũng đã được rút ngắn lại, tối đa còn 8 buổi, tối thiểu còn 3 buổi học lý thuyết.
Ảnh: Khánh Hà
Quy định về độ tuổi của người điều khiển xe SR của Luật GTĐB năm 2008 được nâng lên là 24 tuổi, so với 21 tuổi theo quy định của Luật GTĐB năm 2001 trước đó. Tháo gỡ khó khăn cho một số địa phương, Tổng cục ĐBVN vừa qua đã có công văn gửi các sở GTVT cho phép người đang điều khiển xe SR có bằng lái xe hạng C, D, E nhưng chưa đủ 24 tuổi (thiếu đến 2 tháng tuổi) được đăng kí tham gia các khóa học và sát hạch hạng FC. Khi đủ 24 tuổi như quy định của Luật sẽ chính thức được cấp GPLX hạng FC.
Đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp vận tải đánh giá là các cơ quan chức năng đã tạo điều kiện thuận lợi cho người có nhu cầu chuyển đổi bằng lái lên FC, đáp ứng yêu cầu vận tải cho nền kinh tế và mục tiêu đảm bảo an toàn giao thông cho xã hội.
Có 4 nhóm đối tượng được miễn, giảm một số nội dung học và thi lấy bằng lái xe hạng FC, căn cứ theo thâm niên điều khiển xe sơ mi rơ móoc. Cụ thể như sau:
1.Người đã có GPLX hạng C, D, E có đủ thâm niên 3 năm (2 năm điều khiển xe SR) và 50.000km lái xe an toàn trở lên sẽ được miễn khóa học lý thuyết và thực hành lái xe; được miễn bài sát hạch lý thuyết và thực hành lái xe trên đường; được đăng kí sát hạch bài thi lái xe trong hình để lấy GPLX hạng FC.
2.Cũng có bằng lái xe hạng C, D, E như vậy, nhưng với người có thâm niên điều khiển ô tô đầu kéo sơ mi rơ mooc từ 1 năm đến dưới 2 năm được miễn khóa học lý thuyết và thực hành lái xe; được đăng kí tham dự sát hành lý thuyết và thực hành lái xe để lấy GPLX hạng FC.
3.Người có GPLX hạng C, D, E có đủ thâm niên và km lái xe an toàn theo quy định, nhưng mới có dưới 1 năm điều khiển xe đầu kéo sơ mi rơ móoc sẽ chỉ được miễn học thực hành. Đối tượng này phải học lý thuyết tại các cơ sở đào tạo và phải tham dự sát hạch cả lý thuyết và thực hành nếu muốn được cấp GPLX hạng FC.
4.Với người có GPLX hạng C, D, E chưa có đủ thâm niên và số km lái xe an toàn theo quy định, phải tham dự đầy đủ khóa học lý thuyết và thực hành tại các cơ sở đào tạo lái xe, phải tham dự sát hạch cả lý thuyết và thực hành để có thể lấy bằng FC.

xem thêm :

http://thietbidinhvigps-vgl.blogspot.com/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Copyright © . Thiết bị giám sát hành trình hợp chuẩn Bộ GTVT - Posts · Comments
Theme Template by BTDesigner · Powered by Blogger