Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Lắp định vị ô tô vẫn chưa nghiêm túc

Từ ngày 1/7/2013, phương tiện không lắp thiết bị giám sát hành trình (thiet bi dinh vi oto) hoặc thiết bị không hoạt động thì sẽ bị xử phạt. Tuy nhiên, việc chấp hành quy định về lắp hộp đen vẫn chưa được lái xe và doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc.
Đối phó
Kết quả thanh tra hộp đen của Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tại các bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm cho thấy, tuy phần lớn các xe đều đã lắp thiet bi dinh vi oto, nhưng nhiều lái xe “mù mờ” về thiết bị hoặc thiết bị có nhưng không hoạt động được. 

Đội trưởng Đội thanh tra đường bộ (Thanh tra Sở GTVT Hà Nội) Nguyễn Quang Lượng khẳng định: Các doanh nghiệp vận tải hành khách chưa nghiêm túc thực hiện quy định phải phải lắp hộp đen. Nhiều lái xe còn đưa ra đủ lý do cho việc không vận hành thiết bị như quên hoặc mất mã pin của thiết bị định vị, không biết sử dụng… nhằm tránh sự kiểm tra của lực lượng chức năng. Do đó, lực lượng thanh tra phải tìm đến các đơn vị cung cấp thiết bị để yêu cầu cấp lại mã pin, sau đó mới có thể kiểm tra tiếp. 

Hộp đen lắp trên xe khách phải có các tính năng như: cung cấp thông tin và giờ làm việc của lái xe, trạng thái xe, lộ trình hoạt động, cảnh báo tốc độ… Tuy nhiên, do hộp đen không hoạt động, nhiều xe khách không trích xuất được các thông tin cần thiết theo đúng quy định. 

Đáng lưu ý, tình trạng xe khách của các doanh nghiệp Hoàng Long, Hùng Hương, Hùng Cường, Tuấn Hiền, Mai Tuyên… lắp định vị gps không đúng chuẩn quy định chiếm tỷ lệ đến 70%. Tất cả các trường hợp vi phạm, lực lượng thanh tra đều thống kê gửi đến cơ quan chức năng để đối chiếu, giải quyết. Tuy nhiên, khi hộp đen bị “liệt”, lái xe bị lập biên bản xử phạt và bị tạm giữ giấy phép lái xe đã “đá bóng” lỗi vi phạm cho chủ xe, doanh nghiệp. 

Lái xe Nguyễn Đức Thịnh của Công ty Vận tải Hùng Hương chạy tuyến Mỹ Đình - Thanh Hóa bị thanh tra GTVT Hà Nội lập biên bản xử phạt 2,5 triệu đồng do hộp đen không trích xuất được các thông tin hành trình và bị giữ bằng lái 30 ngày, phản ánh: Lái xe vi phạm có thể chịu phạt, nhưng thiết bị không hoạt động là do lỗi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo Đội trưởng Đội thanh tra huyện Từ Liêm Hoàng Ngọc Đức, lái xe khi thấy thiết bị không hoạt động hoặc không đúng quy chuẩn phải có trách nhiệm báo với doanh nghiệp, chủ xe để xử lý kịp thời. 

Theo Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, hiện mới có khoảng 20.000/48.000 phương tiện lắp hộp đen, do đó, việc xử phạt các doanh nghiệp vận tải không lắp hộp đen sẽ được lùi hạn đến ngày 1/8, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp siết chặt quy định này. Tuy nhiên, động thái này cũng đang khiến nhiều doanh nghiệp và chủ phương tiện lợi dụng, cố tình chây ì việc lắp đặt.
Kiên quyết xử lý vi phạm

Theo Nghị định 91/2009/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có hiệu lực từ ngày 1/7, các phương tiện vận tải thuộc diện phải lắp hộp đen vi phạm bị xử phạt từ 2 - 3 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 30 ngày. Doanh nghiệp có 20% số phương tiện chạy quá tốc độ sẽ bị rút giấy phép kinh doanh.
Quy định trên là hết sức cần thiết vì qua phân tích số liệu các vụ tai nạn nghiêm trọng gần đây của ngành công an cho thấy, vi phạm tốc độ, lấn đường, vượt không đúng quy định chiếm gần 60% số lỗi gây ra tai nạn. Những vi phạm trên hoàn toàn có thể được hộp đen phát hiện, cảnh báo kịp thời đến lái xe. Từ những phân tích này, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng yêu cầu các địa phương, các cơ quan hữu quan kiên quyết không cấp hoặc thu hồi các loại phù hiệu, sổ nhật trình của những phương tiện không lắp hộp đen hoặc có lắp nhưng không hoạt động. 

Đến thời điểm này, Bộ GTVT cũng đã thu giấy chứng nhận hợp quy của 8/60 doanh nghiệp cung cấp hộp đen trên thị trường, gồm: Công ty Viễn thông Vạn Xuân, Công ty cổ phần Công nghệ Sao Việt, Công ty TNHH Thiết bị và Công nghệ tự động Tân Á Châu, Công ty cổ phần Công nghệ Thông tin CSSE, Công ty TNHH Viễn thông Tin học Tít, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xuân Phi, doanh nghiệp tư nhân sản xuất - thương mại THV, Công ty cổ phần Định vị Việt; đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp bảo hành cho những thiết bị đã cung cấp ra thị trường và khắc phục vi phạm trong thời gian từ 1 - 3 tháng. 

Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên cho rằng, một số doanh nghiệp vận tải ký hợp đồng với các đơn vị cung cấp hộp đen nhưng lại không nắm được những tiêu chuẩn kỹ thuật theo Thông tư 08/2011/TT-BGTVT, nên khi nghiệm thu không giám sát được chất lượng hộp đen. Bên cạnh đó, cũng không loại trừ trường hợp một số doanh nghiệp vận tải chủ động bắt tay nhà cung cấp để lắp hộp đen chỉ để đối phó hoặc cố tình “cắt xén” linh kiện để giảm chi phí lắp đặt. . . 

theo : tintuc.wada.vn

2 nhận xét:

 
Copyright © . Thiết bị giám sát hành trình hợp chuẩn Bộ GTVT - Posts · Comments
Theme Template by BTDesigner · Powered by Blogger