Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Thiết bị giám sát hành trình chưa xử phạt triệt để

Theo Thông tư số 08/2011/TTBGTVT ngày 8-3-2011 của Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, kể từ ngày 1-7-2011, tất cả xe kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định có cự ly từ 500km trở lên, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container sẽ phải gắn thiet bi dinh vi oto (hay còn gọi là hộp đen (HĐ)) và đến nay (từ 1-7-2013) việc xử phạt các loại xe chưa gắn HĐ theo quy định nói trên đã có hiệu lực nhưng việc thực hiện xem ra vẫn còn khó khăn. 

Lắp đặt, quản lý dữ liệu HĐ để kéo giảm tai nạn giao thông
 
 
HĐ (hay còn gọi là dinh vi oto hoặc hộp đen GPS) được hiểu là hộp lưu trữ thông tin được gắn trên các phương tiện giao thông vận tải và được thiết kế đặc biệt phù hợp riêng với từng loại phương tiện khác nhau. Một trong số đó là HĐ máy bay và HĐ ô tô. 

HĐ ô tô hay còn gọi là HĐ GPS, thiết bị định vị ô tô, hay thiết bị giám sát hành trình. Thiết bị này có kích thước khoảng 4x10cm được thiết kế chắc chắn, có vỏ bằng kim loại chống va đập và chống sốc, phù hợp với điều kiện nhiệt độ cao khoảng 70 - 80 độ C, phù hợp trong điều kiện thời thiết khắc nghiệt. HĐ định vị toàn cầu GPS cho ô tô được gắn bên trong xe, nó kết nối với hệ thống server quản lý online qua SMS/GPRS/GPS giúp người dùng có thể quản lý phương tiện của mình thông qua máy tính hoặc điện thoại có kết nối internet. Mọi thông số về vị trí, tốc độ, quãng đường di chuyển, điểm dừng đỗ, đóng mở cửa, nhiên liệu… đều được hiển thị trên màn hình máy tính của người quản lý 24/24 giờ, mọi lúc, mọi nơi trên thế giới. Mọi thông tin dữ liệu của phương tiện đều được lưu trữ trên máy chủ server và bên trong HĐ trong thời gian 3 tháng gần nhất. 

Việc áp dụng lắp HĐ GPS trong quản lý và giám sát phương tiện là một việc làm cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý giao thông công cộng, giúp người quản lý doanh nghiệp quản lý, định vị, giám sát phương tiện của mình được thuận tiện, mọi lúc, mọi nơi. 

Theo thống kê của Bộ GTVT, trong vòng một tháng (từ ngày 16-4 đến ngày 16-5) cả nước xảy ra hơn 2.400 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết gần 800 người. So với tháng 4, dù giảm 82 vụ nhưng lại tăng 20 người chết. Còn so với cùng kỳ năm ngoái, số người chết cũng tăng 16 người. Từ đó, theo Bộ GTVT, siết chặt việc lắp đặt, quản lý dữ diệu của HĐ được coi là “một giải pháp đột phá nhằm kiềm chế TNGT, nhất là các vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng”, khi mà các vụ tai nạn thảm khốc đang có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt đối với xe khách, xe tải. 

Qua phân tích số liệu các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng của Bộ GTVT cho thấy nguyên nhân chính là do vi phạm tốc độ, đi sai phần đường, vượt không đúng quy định (chiếm 50- 60%). Và 3 nguyên nhân gây tai nạn nói trên hoàn toàn có thể bị HĐ đủ tiêu chuẩn (chiếu theo quy chuẩn Bộ GTVT đã ban hành) phát hiện, để cảnh báo đến tài xế. 

Trong khi đó, theo báo cáo của các Sở GTVT, đến nay các phương tiện vận tải thuộc diện phải lắp đặt HĐ đã được lắp đặt HĐ theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định 91/2009/ NĐ-CP. Tuy nhiên, qua kết quả thanh tra tại một số đơn vị kinh doanh vận tải khách tuyến cố định và kết quả kiểm tra đợt 1 tại một số đơn vị cung cấp HĐ cho thấy, HĐ được lắp đặt trên nhiều phương tiện không đúng theo quy định, như: thiết bị không có dấu hợp quy của Bộ GTVT, không có xuất xứ hàng hóa; không hoạt động hoặc có hoạt động nhưng không theo dõi, trích xuất đầy đủ thông tin tối thiểu; không có tín hiệu báo trạng thái hoạt động, không có cổng kết nối (cổng DB9) để in hoặc có nhưng không in được từ máy in cầm tay hoặc kết quả in từ máy in cầm tay không có đầy đủ các dữ liệu theo quy định. Ngoài ra qua kiểm tra cho thấy tình trạng các phương tiện chở khách tuyến cố định chạy quá tốc độ diễn ra thường xuyên, nhiều phương tiện chạy tốc độ trên 100km/h. Tình trạng này tiềm ẩn nguy cơ cao gây TNGT đường bộ.
Lấn cấn chuyện xử phạt 

Đến nay, lãnh đạo Ủy ban ATGT quốc gia cũng thừa nhận, pháp luật hiện nay chưa có quy định cho phép cơ quan Nhà nước, như cảnh sát giao thông, được trích xuất dữ liệu để xử phạt, vì vậy, muốn xử phạt từ dữ liệu HĐ thì sẽ phải bổ sung thiết bị này vào danh mục các thiết bị nghiệp vụ của ngành công an (tương tự như máy bắn tốc độ hoặc máy đo nồng độ cồn) thì mới xử phạt được. Tuy nhiên, trong quy định, các cơ quan quản lý Nhà nước có đủ thẩm quyền truy cập máy chủ để trích xuất 6 thông tin bắt buộc đã được quy định dùng trong công tác quản lý Nhà nước, từ đó có thể xử lý đình chỉ, rút giấy phép kinh doanh hoặc thu phù hiệu đối với doanh nghiệp vi phạm nhiều lần. Vì thế, hy vọng sau ngày 1-7, khi cơ quản quản lý dùng thông tin chiết xuất từ HĐ để quản lý thì vi phạm sẽ ít đi, tai nạn sẽ giảm. 

Được biết, hiện cả nước có 48.000 phương tiện vận tải trong diện phải lắp HĐ (gồm ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, vận chuyển khách du lịch, xe container), nhưng trong lần sửa đổi Nghị định 91 về điều kiện kinh doanh vận tải, Bộ GTVT mở rộng diện xe phải lắp HĐ với cả taxi lẫn xe tải. Tới đây, cơ quan quản lý sẽ không phải vào tận máy chủ của doanh nghiệp để chiết xuất dữ liệu, mà việc giám sát này hoàn toàn được thực hiện ngay tại Trung tâm Quản lý thông tin vận tải đường bộ của Bộ GTVT. Theo đề án xây dựng trung tâm, thông tin về các nhà xe vi phạm sẽ gửi cho các cơ quan truyền thông hàng ngày để công khai các đơn vị này. 

Hiện trên cả nước vẫn còn không ít Sở GTVT chưa có hệ thống máy chủ để kiểm tra, theo dõi hoạt động của các loại xe thông qua HĐ. Do đó, thủ tục kiểm tra, giám sát chất lượng HĐ chủ yếu căn cứ vào. . . báo cáo của doanh nghiệp vận tải. 

Bên cạnh đó, trên các quốc lộ, tuyến đường trọng yếu chưa có một trạm hoặc trung tâm kiểm soát hoạt động của ô tô thông qua HĐ. Lực lượng công an, thanh tra vẫn chưa được trang bị đầy đủ máy móc để kiểm tra, xử lý các loại xe lắp đặt HĐ. 

Trước tình hình trên, Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam khi xét xe theo chu kỳ cần kiểm định các tính năng kỹ thuật của HĐ theo tiêu chuẩn quy định. Và mới đây, Cục Đăng kiểm đã chỉ đạo các trung tâm đăng kiểm không kiểm định cho ô tô đã tới thời hạn kiểm định nhưng chưa lắp đặt HĐ. Điều đó đồng nghĩa với việc, xe lưu thông trên đường không bị phạt vì chưa lắp HĐ thì cũng sẽ bị phạt vì không đủ tiêu chuẩn lưu hành. . . 

Trong khi ngành chức năng còn loay hoay với các chế tài xử phạt, các đơn vị vận tải chưa biết sử dụng và khai thác đúng các thiết bị mới thì việc kiểm soát HĐ vẫn đang là bài toán hết sức nan giải hiện nay. 

tag: dinh vi xe hoi, dinh vi xe may

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Copyright © . Thiết bị giám sát hành trình hợp chuẩn Bộ GTVT - Posts · Comments
Theme Template by BTDesigner · Powered by Blogger