Tới
đây, dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình (thiet bi dinh vi oto - hộp đen ) của doanh nghiệp
kinh doanh vận tải gửi về Trung tâm quản lý Trung ương không chỉ có tên
đơn vị kinh doanh, thời gian lái xe, hành trình, tốc độ, số lần dừng
đỗ… mà còn phải có thông tin về trọng tải xe, số ghế.
Một phút: Đảm bảo dữ liệu trung thực
Đây là quy định được đưa ra tại Dự thảo Thông tư quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ hộp đen của xe ô tô đang được Bộ GTVT xây dựng.
Các dữ liệu sẽ phải được truyền về Trung tâm quản lý dữ liệu Trung ương mỗi phút một lần. Về vấn đề này, Sở GTVT Vĩnh Phúc và Sở GTVT Kiên Giang đã đề nghị sửa tần suất tối thiểu lên 10 - 15 phút/bản tin, thậm chí là 30 - 60 phút/bản tin vì cho rằng việc cập nhật liên tục 1 phút/bản tin sẽ gây khó khăn cho các đơn vị có quy mô lớn trong công tác tập hợp, lập báo cáo đối với các phương tiện.
Đây là quy định được đưa ra tại Dự thảo Thông tư quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ hộp đen của xe ô tô đang được Bộ GTVT xây dựng.
Các dữ liệu sẽ phải được truyền về Trung tâm quản lý dữ liệu Trung ương mỗi phút một lần. Về vấn đề này, Sở GTVT Vĩnh Phúc và Sở GTVT Kiên Giang đã đề nghị sửa tần suất tối thiểu lên 10 - 15 phút/bản tin, thậm chí là 30 - 60 phút/bản tin vì cho rằng việc cập nhật liên tục 1 phút/bản tin sẽ gây khó khăn cho các đơn vị có quy mô lớn trong công tác tập hợp, lập báo cáo đối với các phương tiện.
Thông tin hành trình của mỗi chiếc xe được cập nhật từng phút.
Tuy nhiên, ông Trần Quang Bình - Vụ trưởng Vụ Vận tải pháp chế, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, cần cập nhật tối thiểu 1 phút/bản tin vì việc truyền thông tin phải đảm bảo nhanh chóng, kịp thời. Mặt khác, phương pháp truyền tin được thực hiện theo định dạng sẵn có, các đơn vị cung cấp dịch vụ chỉ việc điền các nội dung theo mẫu, việc truyền thông tin được hoàn toàn tự động và không mất thời gian, công sức, chi phí. Bên cạnh đó, việc truyền gói dữ liệu về sau mỗi phút, nghĩa là độ trễ đối với thời gian thực là 1 phút sẽ đảm bảo tính chân thực của dữ liệu. Quan điểm này cũng nhận được sự đồng tình của nhiều nhà quản lý. Một cán bộ quản lý vận tải địa phương cho rằng, thời gian cập nhật quá dài có thể tạo kẽ hở cho doanh nghiệp can thiệp chỉnh sửa dữ liệu.
Thống kê vi phạm từng ngày
Theo Dự thảo, sẽ chỉ có một trung tâm quản lý dữ liệu trên toàn quốc, trong đó Tổng cục Đường bộ Việt Nam là chủ quản hệ thống thông tin này. Điều này có nghĩa là dữ liệu sẽ được truyền trực tiếp từ đơn vị kinh doanh vận tải về Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Sở GTVT các tỉnh chỉ cần máy tính có kết nối mạng internet là có thể thực hiện khai thác, sử dụng thông tin từ hệ thống máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, như vậy sẽ tiết kiệm chi phí và bỏ qua các khâu trung gian không cần thiết.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ quản lý các dữ liệu đầu vào được truyền từ các đơn vị kinh doanh vận tải và các thông tin đã được tổng hợp, phân tích theo các chỉ tiêu như: tổng số lần và hành vi vi phạm của từng xe theo ngày, tháng, năm; tổng số lần vi phạm/1.000km của từng lái xe… Những thông tin này sẽ được Trung tâm quản lý dữ liệu TBGSHT Trung ương lưu trữ trong thời gian tối thiểu 3 năm.
Chưa xử phạt nếu máy in trục trặc
Trường hợp không in được dữ liệu từ thiet bi dinh vi oto đã xảy ra khá phổ biến. Ảnh sưu tầm
Cũng về vấn đề hộp đen, ngày 10/7, Thanh tra Bộ GTVT có văn bản gửi Thanh tra các Sở GTVT hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra về thiết bị này. Điểm đáng chú ý tại văn bản là Thanh tra Sở phải tập trung thanh tra tại tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải.
Về sử dụng máy in để trích xuất dữ liệu của hộp đen, ông Nguyễn Văn Huyện - Chánh Thanh tra Bộ GTVT cho biết, trong khi chờ Bộ GTVT hoàn thiện quy chuẩn và quy trình thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính, từ ngày có hướng dẫn này, việc in thông tin từ hộp đen chỉ để xác định tình trạng hộp đen hoạt động sau khi kiểm tra trên hệ thống internet tại đơn vị, cá nhân kinh doanh vận tải.
Trường hợp không thống nhất được về tình trạng vi phạm quy chuẩn hộp đen, Đoàn thanh tra và đối tượng được thanh tra sẽ kiểm tra thực tế tại phương tiện để xác định rõ tình trạng hoạt động của hộp đen, lập biên bản. Căn cứ biên bản thanh tra và biên bản khắc phục sự cố thiết bị (nếu có), trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản, Thanh tra Sở trình Giám đốc Sở quyết định thu hồi phù hiệu, biển hiệu.
Trường hợp phát hiện các thông số vi phạm theo khoản 10 Điều 1 Nghị định số 93/2012/NĐ-CP, sẽ lập biên bản thanh tra, báo cáo Chánh Thanh tra trình Giám đốc Sở GTVT quyết định thu hồi, tước quyền sử dụng giấy phép theo quy định.
Ông Huyện cho biết, trong quá trình thanh tra, nếu có sự can thiệp người thực thi công vụ, làm sai lệch kết quả thanh tra, đề nghị Thanh tra các Sở GTVT báo cáo ngay về Thanh tra Bộ để kịp thời xử lý. Chánh Thanh tra được mời chuyên gia kỹ thuật có chuyên môn phù hợp để hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra.
Theo GTVT
tag: dinh vi xe may, dinh vi xe hoi
0 nhận xét:
Đăng nhận xét