Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Không xử phạt vi phạm qua thiết bị định vị

ANTĐ - Mặc dù số lượng phương tiện vi phạm tốc độ báo về qua thiết bị giám sát hành trình (GPS- định vị oto, định vị xe máy) khá lớn, nhưng để sử dụng dữ liệu này vào việc quản lý, xử phạt lái xe, doanh nghiệp vi phạm là không đơn giản. Theo kiến nghị của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, thì phải vài năm tới mới có thể xử phạt vi phạm thông qua thiết bị này.


Vẫn chưa thể xử phạt vi phạm qua 48.000 hộp đen đã lắp đặt bắt buộc trên ô tô
“Choáng” với số lần xe vi phạm tốc độ

Theo thống kê từ Tổng cục Đường bộ Việt Nam, tính đến ngày 30-6, trên hệ thống của Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tiếp nhận dữ liệu của gần 67.000 phương tiện truyền về. Tuy nhiên, số lượng phương tiện truyền dữ liệu so với lượng phương tiện thực tế chỉ đạt khoảng 60%. Trong tháng 6, ghi nhận hơn 3 triệu lượt xe vi phạm tốc độ, tăng 30.442 lượt so với tháng 5-2014. Việc phát hiện vi phạm tốc độ thông qua thiết bị GPS là rất lớn, tuy vậy, đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa thể căn cứ vào dữ liệu này để xử phạt lái xe cũng như doanh nghiệp. Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam nhìn nhận, hiện các Sở GTVT chỉ nhắc nhở các doanh nghiệp có lái xe vi phạm, chưa địa phương nào xử phạt thông qua hộp đen. Hơn nữa, cũng chưa có quy định nào làm cơ sở để giao cho lực lượng CSGT sử dụng thiết bị GPS tích hợp cam bien tai  trong xử phạt ô tô đang lưu hành.

Để xử phạt vi phạm hành chính xe ô tô đang lưu thông, yêu cầu thiết bị ghi nhận vi phạm cần phải có độ chính xác cao. Trong khi đó, độ tin cậy thiết bị GPS của một số nhà cung cấp đến nay mới đạt mức độ vừa vừa. Ông Nguyễn Ngọc Xuân, Chủ tịch Hiệp hội vận tải An Giang bày tỏ, Hiệp hội này nhận được rất nhiều than phiền từ các lái xe về chất lượng GPS không đồng nhất, phập phù. “Có lái xe đã phản ánh, khi bị lực lượng chức năng trên đường dừng xe kiểm tra đúng vào nơi hộp đen không bắt được sóng, lái xe không biết lý giải vì sao và đã chịu phạt 2,5 triệu đồng. Nếu xử phạt vi phạm qua hộp đen thì nhà cung cấp có trách nhiệm liên đới gì khi thiết bị GPS không đạt chuẩn, sóng phập phù hay không? Không thể đổ hết lỗi cho lái xe và doanh nghiệp được”.

Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng, nếu tiến hành xử phạt vi phạm thông qua dữ liệu GPS thì rất đáng hoan nghênh, thêm một công cụ để doanh nghiệp quản lý lái xe, cơ quan quản lý Nhà nước quản lý doanh nghiệp. Tuy vậy, để làm được điều này thì chất lượng thiết bị GPS phải thực sự đạt chuẩn, lái xe mới “tâm phục khẩu phục”, còn như hiện nay thiết bị này thường xuyên gặp trục trặc trên đường. “Tại HTX vận tải Thăng Long vừa qua ghi nhận trường hợp một xe khách đang lưu thông từ đường Pháp Vân - Cầu Giẽ sang Đồng Văn thì thiết bị GPS trên xe báo về, xe đang ở Nam Ninh (Trung Quốc), khoảng 8 phút sau thiết bị lại báo xe ở Đồng Văn”, ông Bùi Danh Liên cho hay.

Vài năm tới mới có thể xử phạt!

Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ nhìn nhận, sai số ở  một số thiết bị GPS thời gian qua là có, Bộ GTVT qua các cuộc thanh tra, kiểm tra cũng đã đình chỉ một số nhà cung cấp thiết bị GPS không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Ngoài ra, quy định về trần tốc độ trong thiết bị GPS hiện đang được cài đặt đồng loạt ở mức 80km/h, chưa tích hợp được cụ thể các mức tốc độ trên các tuyến đường khác nhau. “Việc phạt nguội về vi phạm hành chính qua thiết bị GPS cần được tiếp tục nghiên cứu, có lộ trình. Trong quá trình đó, phải xây dựng quy định pháp luật, nâng độ chính xác của thiết bị lên, đồng thời xây dựng bản đồ số về tốc độ xe trên mạng lưới các tuyến đường bộ. Dự kiến sau vài năm nữa mới có thể xử phạt hành chính thông qua thiết bị này”, ông Nguyễn Văn Huyện cho hay. Theo đó, Tổng cục Đường bộ kiến nghị, khoảng 1 năm nữa sẽ xử phạt đối với xe vượt tốc độ từ 35km/h trở lên, 2 năm nữa sẽ xử phạt xe vi phạm tốc độ từ 20km/h trở lên.

Đặt vấn đề, quy định doanh nghiệp phải lắp đặt thiết bị GPS đã có nhưng hệ thống chưa đồng bộ, chưa thể căn cứ vào dữ liệu hộp đen để xử phạt vi phạm, ông Nguyễn Văn Huyện khẳng định, mặc dù chưa xử phạt nhưng việc lắp đặt thiết bị GPS đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Doanh nghiệp quản lý được lái xe đi sai luồng tuyến, vi phạm nhiều hay ít. Cơ quan quản lý Nhà nước cũng căn cứ vào đây để nhắc nhở, chấn chỉnh các doanh nghiệp có nhiều xe vi phạm. Theo lãnh đạo Tổng cục Đường bộ, quan điểm của Bộ GTVT là cương quyết xử lý nghiêm vi phạm và xử lý ngay từ doanh nghiệp. Tổng cục cũng đã đề nghị các Sở GTVT khẩn trương thực hiện việc khai thác dữ liệu trên hệ thống để nhắc nhở, yêu cầu các đơn vị vi phạm ký cam kết, đồng thời thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh việc quản lý lái xe tại các đơn vị vận tải có nhiều vi phạm.  

xem thêm :dinh vi xe hoi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Copyright © . Thiết bị giám sát hành trình hợp chuẩn Bộ GTVT - Posts · Comments
Theme Template by BTDesigner · Powered by Blogger